29 Tháng Ba, 2024
Bản Tiêu Chuẩn Công Việc

Bản Tiêu Chuẩn Công Việc Là Gì? Mẫu, Cách Xây Dựng Chi Tiết

5/5 - (1 bình chọn)

Bản tiêu chuẩn công việc là mẫu văn bản được dùng để liệt kê các yêu cầu với nhân viên thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Các yêu cầu này là điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu mà một người cần có để hoàn thành một công việc.

Mẫu bản tiêu chuẩn công việc giống như bản mô tả công việc mở rộng, và trong nhiều trường hợp chúng được viết gộp thành một bản. Hãy cùng Kỹ Năng CB tìm hiểu chi tiết về bản tiêu chuẩn công việc trong bài viết dưới đây

Xem thêm: Bản Mô Tả Công Việc Là Gì? Cách Xây Dựng Bảng Mô Tả Công Việc

1. Mục đích của bản tiêu chuẩn công việc

Bản tiêu chuẩn công việc là kết quả thu được từ việc phân tích một công việc cụ thể của tổ chức. Để có kết quả phân tích công việc phải trải qua quá trình:

– Thu thập các tư liệu

– Đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.

Tiêu chuẩn thực hiện công việc được xem là một hệ thống các chỉ tiêu hay hệ thống tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ quy định trong bản mô tả công việc.

2. Nội dung bản tiêu chuẩn công việc

Mỗi loại hình công việc, trong các lĩnh vực khác nhau đều có yêu cầu công việc đặc trưng riêng. Vì thế bản tiêu chuẩn công việc cũng đa dạng về nội dung.

Tuy nhiên, về cơ bản, trong một mẫu bản tiêu chuẩn công việc có những nội dung chính sau:

– Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông…

– Trình độ chuyên môn: nhân viên kinh doanh, kế toán, hành chính nhân sự…

– Các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc

– Kinh nghiệm: bao nhiêu năm trong lĩnh vực đang tuyển dụng, thâm niên trong nghề

– Trình độ ngoại ngữ: loại ngoại ngữ cần biết và mức độ yêu cầu.

– Các phẩm chất cá nhân: yêu cầu về tuổi đời, sức khỏe, ngoại hình, chịu áp lực công việc, mức độ thích nghi với hoàn cảnh, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm… tùy vào từng chuyên môn lĩnh vực và doanh nghiệp

cach xay dung bang tieu chuan cong viec
cach xay dung bang tieu chuan cong viec

3. Các bước lập bản tiêu chuẩn công việc

Dù ở bất kỳ vị trí nào thì cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định trong công việc. Sau đây là gợi ý vài bước cơ bản để thể lập bản tiêu chuẩn công việc:

  • Bước 1: Xác định rõ mục tiêu vị trí công việc

Đối với từng vị trí sẽ đòi hỏi những yêu cầu công việc khác nhau đối với ứng viên. Việc cần làm là xác định rõ mục tiêu vị trí công việc của ứng viên là gì?

  • Bước 2: Vạch rõ chức năng, nhiệm vụ của vị trí đó

Mỗi vị trí trong công việc điều có chức năng và nhiệm vụ riêng, bạn cần vạch rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí và diễn tả nó thật ngắn ngọn, rõ ràng để ứng viên nắm thông tin.

  • Bước 3: Xác định quyền, trách nhiệm và tiêu chuẩn về năng lực thế nào?

Quyền hạn và trách nhiệm phải đúng với mỗi vị trí công việc. Ứng viên chủ động thực hiện những điều mà mình được giao và chịu trách nhiệm với chúng như thế nào?

4. Mẫu bản tiêu chuẩn công việc

Khi lập bảng tiêu chuẩn công việc cần lưu ý nội dung nên rõ ràng, cụ thể tránh trình trạng nói chung chung. Nên sắp sếp các thứ tự ưu tiên như vậy hiệu quả công việc tạo ra sẽ dễ dàng hơn.

Một vài ví dụ về bảng tiêu chuẩn cho một số ngành tham khảo như sau:

Về trình độ học vấn: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên thuộc ngành Luật, Quản trị kinh doanh, quản lý công nghiệp, quản trị nhân sự, văn phòng hành chánh,…

Về trình độ tin học ngoại ngữ: Chứng chỉ CNTT Nâng cao, Toeic 500 trở lên

Về kỹ năng mềm: Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực…

Về kinh nghiệm: có ít nhất 1 năm kinh nghiệm tại vị trí nhân sự, hiểu về chính sách BHXH….

Về phẩm chất đạo đức: trung thực, nhiệt tình, vui vẻ,….

Độ tuổi: từ 25-30 tuổi

Xem thêm: Quản trị Hành chính văn phòng là gì?

  • Mẫu bản tiêu chuẩn công việc Nhân viên kinh doanh:

Về trình độ học vấn: Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Marketing,…

Về kỹ năng mềm: Giao tiếp tốt, linh hoạt xử lý tính huống, thuyết phục khách hàng,…

Về kinh nghiệm: không yêu cầu, được đào tạo trước khi vào làm chính thức

Về ngoại hình: ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe, nữ cao 1m60- nam cao 1m70 trở lên.

Độ tuổi: từ 24-30 tuổi

Các thông tin Kỹ Năng CB chia sẻ trên về bản tiêu chuẩn công việc phần nào giúp ích được cho các bạn ứng cử viên. Thông qua đó, mọi người sẽ biết được kiến thức nào mình cần nên bổ sung, trang bị thêm để có được công việc như mong muốn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *