8 Tháng Chín, 2024
tính thuế tncn

[Tất Tần Tật] Cách Tính Thuế TNCN Theo Quy Định Mới Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì? Cách tính thuế TNCN ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với KỸ NĂNG CB qua bài viết sau nhé.

I. Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân tiếng Anh là Personal income tax, nó được hiểu là một khoản tiền được trích từ một phần tiền lương mà người người thu nhập bắt buộc phải nộp hoặc là từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không hướng đến đối tượng có thu nhập thấp, vì vậy thuế này có tác dụng góp phần làm giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

2. Khi nào tính thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân chỉ được tính khi công dân có mức thu nhập một tháng từ 11 000 000 trở lên.

3. Đối tượng nộp thuế TNCN

– Có hai đối tượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân đó là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có mức thu nhập phải chịu thuế theo quy định. Cụ thể là:

+ Đối với đối tượng là cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài nước Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)

+ Đối với đối tượng là cá nhân không cư trú thì thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi nhân và nơi trả thu nhập)

4. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân

Đối với thuế từ thu nhập cá nhân như tiền lương, tiền công sẽ được tính như sau:

– Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, đóng góp nhân đạo, nhân đạo, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, khuyến học)

– Thuế suất: Thuế suất đối với thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương sẽ được áp dụng dựa theo biểu thuế lũy tiến từng phần như bảng dưới đây:

cách tính thuế tncn

– Các khoản giảm trừ

+ Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ trực tiếp vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công, tiền lương của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

  • Mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế là 9 triệu đồng/ tháng, 108 triệu đồng/ năm
  • Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng

+ Giảm trừ các khoản quỹ hưu trí tự nguyện, đóng bảo hiểm: Mức đóng của hai loại này được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh, tuy nhiên không quá 1 triệu/ tháng đối với người lao động tham gia quỹ hưu trí tự nguyện.

+ Giảm trừ các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học: Các khoản này sẽ được trừ vào các khoản thu nhập chịu thuế đến từ tiền công, tiền lương trước khi tính thuế cho người nộp thuế là đối tượng cá nhân cư trú theo quy định pháp luật.

5. Công thức tính thuế TNCN

Theo luật định, ta có công thức tính thuế TNCN như sau: Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x 20%

Trong đó ta có: TNCN = Tổng thu nhập – các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

6. Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN

– Đối với người có công được nhận trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật

– Các đối tượng tham gia kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế, bảo vệ tổ quốc, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ được nhận trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần.

– Đối với các lực lượng vũ trang được nhận phụ cấp quốc phòng, an ninh

– Đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm được nhận phụ cấp độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp khu vực và phụ cấp thu hút

– Các đối tượng được bảo trợ xã hội được nhận trợ cấp theo quy định của pháp luật

– Lãnh đạo cấp cao được nhận phụ cấp phục vụ

– Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng dưỡng sức, mức hưởng chế độ thai sản, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp và các khoản khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội.

– Nhân viên y tế thôn, bản được nhận phụ cấp

– Phụ cấp cho các đặc thù ngành nghề

– Trợ cấp một lần đối với những cá nhân chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với những cán bộ công chức làm về chủ quyền biển đảo theo Luật định. Người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng nhận được trợ cấp chuyển vùng một lần.

7. Những cách tính thuế TNCN theo quy định mới nhất

#Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Theo Luật quy định, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng sẽ được tính bằng 10% tổng thu nhập. Cụ thể là: Đối với các cá nhân hoặc tổ chức trả tiền công, tiền lương hoặc bất kỳ loại tiền nào khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới thời gian 3 tháng, mà có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên thì sẽ tự động khấu trừ đi 10% thuế trên tổng thu nhập đó.

»»»» Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất hiện nay

#Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Theo Pháp luật quy định, đối với cá nhân không cư trú thì thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân được xác định là 20% trên tổng thu nhập có được. Quy định này còn nói thêm, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của đối tượng là cá nhân không cư trú được xác định như đối tượng cư trú.

Theo luật định, ta có công thức tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú như sau: Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x 20%

Trong đó ta có: TNCN = Tổng thu nhập – các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

II. Bài tập tính thuế TNCN có lời giải

Bài tập: – Tháng 6/2022 ông Minh có tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương là 18 triệu 300 nghìn đồng (Trong đó bao gồm: lương cơ bản (đã tham gia BH: 6 triệu), tiền ăn ca: 700000 đồng, tiền hỗ trợ điện thoại là 1 triệu đồng, tiền xăng xe là 3 triệu đồng, tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ là 3 triệu 600000, tiền thưởng là 4 triệu đồng)

– Các khoản BH phải đóng gồm có: 10,5 % (BHYT: 1,5%, BHTN:1%, BHXH:8%) trên mức lương tham gia BH là 6 triệu = 630000

– Ông Minh có nuôi 1 con nhỏ (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Yêu cầu: Tính thuế TNCN mà ông Minh phải đóng trong tháng 5.

Bài giải:

– Thu nhập chịu thuế TNCN là: 18 300 000 – (700 000+1 000 000)= 16 600 000 (các khoản được miễn thuế là tiền điện thoại và tiền ăn ca)

– Thu nhập tính thuế TNCN là: 16 600 000 – (9 000 000 + 3 600 000 + 630 000) = 3 370 000 (các khoản giảm trừ: người phụ thuộc: 3 600 000, các khoản bảo hiểm: 630 000, giảm trừ bản thân: 9 000 000)

– Thuế TNCN ông Minh phải nộp trong tháng 5 là:

+ Thu nhập tính thuế = 3 370 000 ( thuộc bậc 1: “đến 5 triệu đồng (trđ)”)

-> Thuế TNCN phải nộp là 0 trđ + 5 % TNTT = 0 + (5% x 3 370 000) = 168 500

Trên đây là tất tần tật thông tin về cách tính thuế TNCN mà KỸ NĂNG CB muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn, chúc các bạn luôn mạnh khỏe, vui vẻ và thành công.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *