19 Tháng Ba, 2024
Bảng chấm công mới nhất

Mẫu Bảng Chấm Công Mới Nhất – Cách Làm Bảng Chấm Công

5/5 - (1 bình chọn)

Chấm công là một công việc diễn ra hàng ngày và vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức nhất là các đơn vị có số lượng nhân viên lớn. Bảng chấm công thường được lập dưới hình thức bảng Excel hoặc Word dùng để quản lý ngày công nhân viên trong tháng của tất cả nhân viên.

Bài viết dưới đây Kỹ Năng CB sẽ hướng dẫn cách làm bảng chấm côngmẫu bảng chấm công mới nhất.

1. Bảng Chấm Công Là Gì?

Bảng chấm công là căn cứ quan trọng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện việc theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH,… nhằm đánh giá sự chuyên cần, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên, làm căn cứ để trả lương.

Trong một số mô hình doanh nghiệp, chấm công không quá quan trọng nhưng để xây dựng được doanh nghiệp hoạt động ổn định, lâu dài thì chấm công là hết sức cần thiết.

»»»» Học Hành Chính Nhân Sự Ở Đâu Tốt?

2. Có Những Phương Pháp Chấm Công Nào?

Tùy thuộc vào mô hình hoạt động cũng như tính chất công việc của mỗi doanh nghiệp, tổ chức lại có phương pháp chấm công khác nhau.

2.1. Chấm công theo ngày

Mỗi nhân viên sẽ thực hiện việc chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày. Mỗi ngày công sẽ được tính bằng 1 ký hiệu đã quy định ở trong bảng chấm công.

Trường hợp trong ngày, người lao động làm 2 việc với thời gian khác nhau thì sẽ chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất còn nếu như mà người lao động làm 2 công việc với thời gian bằng nhau thì tiến hành chấm công theo công việc diễn ra trước.

Thường các doanh nghiệp áp dụng hình thức chấm công này sẽ có nhân viên làm việc giờ hành chính,thông thường sẽ là 8 tiếng một ngày. Dựa theo bảng chấm công theo ngày người phụ trách sẽ tổng hợp lại và tính ra bảng chấm công theo tháng.

2.2. Chấm công theo giờ hoặc theo ca làm việc

Người lao động làm được bao nhiêu công thì sẽ chấm công theo những ký hiệu quy định về ca làm việc và ghi số giờ bên cạnh theo ký hiệu tương ứng.

Chấm công theo giờ hoặc theo ca làm việc là một hình thức chấm công khá linh hoạt, áp dụng với những doanh nghiệp có nhân viên làm giờ parttime, khối lượng công việc sẽ được tính theo giờ, phân chia ngày làm việc thành những ca làm khác nhau…

3. Nội Dung Cần Có Trong Bảng Chấm Công

Những nội dung cần có trong bảng chấm công theo giờ làm việc gồm có các nội dung sau đây:

  • Tên doanh nghiệp/ công ty, mã nhân viên, họ tên nhân viên, ngày chấm công, giờ ra, giờ vào, tổng số giờ, tổng số giờ làm thêm, xác nhận của người lao động.
  • Bên cạnh đó, nội dung đầy đủ hơn có thể thêm các yếu tố như ngày sinh, địa chỉ liên hệ, bộ phận, phòng ban làm việc.

4. Mẫu Bảng Chấm Công Excel 2022 Mới Nhất

4.1. Mẫu bảng chấm công hàng ngày (theo tháng)

Mẫu bảng chấm công hàng ngày

4.2. Mẫu bảng chấm công theo giờ

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

4.3. Mẫu bảng chấm công theo ca (bảng chấm công sáng chiều)

Mẫu bảng chấm công theo ca

4.4. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Mẫu bảng chấm công theo giờ

Link tải: Mẫu bảng chấm công mới nhất

5. Hướng Dẫn Cách Làm Bảng Chấm Công Nhân Viên Cập Nhật Hàng Ngày

Cách lập bảng chấm công nhân viên cập nhật hàng ngày có thể có mô hình như sau: trong file Excel của bảng chấm công sẽ gồm có 13 sheet và mỗi sheet sẽ tương ứng là 1 tháng, 1 sheet sẽ dùng để làm danh sách nhân viên.

– Trung bình mỗi tháng sẽ có khoảng 20 nhân viên.

– Ký hiệu chấm công có thể thay đổi tùy thuộc theo người sử dụng, mỗi người có thể chấm theo 1 kiểu ký hiệu nhưng phải có sự đồng nhất trong 12 tháng.

– Trong mỗi bảng chấm công sẽ ghi rõ ngày, thứ trong tháng. Đối với thứ 7 và chủ nhật thì sẽ đổi màu sắc khác với ngày trong tuần.

– Hàng ngày chấm công vào các ngày của tháng, cuối tháng sẽ thực hiện tính tổng số công trong một tháng.

– Tên nhân viên ở trong bảng chấm công sẽ được lấy trong danh sách nhân viên.

– Có thể tiến hành liên kết giữa các tháng với nhau để dễ dàng theo tác.

Bố cục các Sheet

– Mô hình sẽ gồm có 13 sheet nhưng khi bắt đầu làm chỉ cần có 2 sheet

+ 1 sheet sẽ là Danh sách nhân viên

+ 1 sheet là tháng 1 (thực hiện hoàn chỉnh cho tháng 1, các tháng tiếp theo có thể copy sheet này rồi tiến hành đổi tên)

Sheet danh sách nhân viên

– Nội dung chủ yếu có trong sheet danh sách nhân viên là Họ tên và Mã nhân viên. Cần phải tạo mã nhân viên vì có thể có trường hợp trùng tên nhau. Khi quản lý theo mã nhân viên sẽ tránh được trường hợp bị trùng. Bên cạnh đó, có thể có các nội dung liên quan đến nhân viên như ngày sinh, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày vào làm,…

Hướng dẫn cách điền Bảng chấm công

– Hàng ngày, trưởng phòng, bộ phận,… hoặc người được ủy quyền dựa theo tình hình thực tế của bộ phận mình để thực hiện chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng trong tháng theo những ký hiệu quy định ở trong chứng từ.

– Phương pháp chấm công:

+ Tùy thuộc theo điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp/công ty để thực hiện phương pháp chấm công phù hợp và hiệu quả.

Một số những lưu ý:

+ Trường hợp trong ngày, người lao động làm 2 công việc với thời gian khác nhau thì chấm công theo công việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Ví dụ: Lao động X dự hội nghị trong 6 tiếng, làm việc tại đơn vị trong 2 tiếng thì cả ngày chấm công theo công việc dự hội nghị.

+ Trường hợp trong ngày, nếu như mà người lao động làm 2 công việc với thời gian bằng nhau thì tiến hành chấm công theo công việc diễn ra trước.

Ví dụ: Lao động Y làm việc tại đơn vị trong 4 tiếng, đi dự hội nghị trong 4 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc tại đơn vị.

– Bảng chấm công trình bày rõ số ngày trong tháng (tối thiểu là 28 ngày và tối đa là 31 ngày tùy thuộc từng tháng). Tương ứng với các ngày sẽ là thứ trong tuần. Lập bảng chấm công chi tiết, rõ ràng sẽ giúp thuận lợi đối với người quản lý trong việc đánh giá, theo dõi nhân viên của mình.

– Người lao động làm việc tại đơn vị/tổ chức với đủ thời gian trong hợp đồng lao động, nội quy, các quy chế của tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính là 01 công và đánh dấu x vào ngày đó. Những trường hợp khác đánh dấu theo ký hiệu tương ứng.

– Tổng hợp số ngày công theo tháng

– Cuối tháng, người thực hiện chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công kèm theo các giấy tờ khác có liên quan (Đơn xin nghỉ việc không hưởng lương,…) về bộ phận kế toán để kiểm tra, đối chiếu. Bộ phận kế toán tiến hành xây dựng bảng lương tháng trả cho người lao động và trình cùng với Bảng chấm công gửi Giám đốc/Tổng Giám đốc để ký phê duyệt.

»» Tham khảo: Review Khóa Học C&B Ở Đâu Tốt Nhất

6. Những Lưu Ý Khi Làm Bảng Chấm Công

Khi tạo bảng chấm công trong Excel cần phải đảm bảo ghi nhận được các thông tin:

– Nhân viên đã làm việc vào các ngày nào trong tháng đó

– Nhân viên đã làm được bao nhiêu giờ trong 1 ca làm việc

– Nhân viên đã làm thêm bao nhiêu giờ trong ca

– Tổng số giờ làm việc chính của một người lao động

– Tổng số giờ làm thêm (tăng ca) của một người lao động

– Bên cạnh đó, file Excel còn cần phải xác định những yếu tố như nghỉ phép, nghỉ không phép,…

Trên đây là những thông tin có liên quan đến bảng chấm công, mẫu bảng chấm công mới nhất và cách làm bảng chấm công. Mong rằng những chia sẻ của Kỹ Năng CB trong bài viết sẽ giúp các bạn biết cách chấm công và tự lập bảng chấm công phù hợp với đặc điểm công việc của mình.

Tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *