13 Tháng Mười, 2024
Mẫu bảng lương nhân viên văn phòng

Mẫu Bảng Lương Nhân Viên Văn Phòng

5/5 - (1 bình chọn)

Bảng lương nhân viên là gì? Bảng lương nhân viên văn phòng được xây dựng theo cơ chế nào và sẽ gồm các yếu tố nào?. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng Kỹ năng C&B tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bảng Lương Nhân Viên Là Gì?

Bảng lương nhân viên là bảng xác định mối quan hệ tiền lương giữa từ những người lao động cùng ngành nghề theo từng chức danh nghề nghiệp. Kết cấu bao gồm 4 phần là: Chức danh nghề nghiệp, số bậc lương, hệ số lương và bội số lương

Thang lương: “Là hệ thống thước đo thể hiện chất lượng của các loại lao động cụ thể khác nhau, là bảng quy định các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tường ứng với tiêu chuẩn nghề nghiệp. Kết cấu gồm 4 phần là: Nhóm mức lương, số bậc lương, hệ số lương và bội số lương” 

2. Vai Trò Của Bảng Lương Nhân Viên

Vai trò của bảng lương nhân viên là gì

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, việc thu hút và giữ chân nhân tài quyết định rất lớn tới sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong đó một thang bảng lương nhân viên hợp lý có sức thuyết phục rất lớn để nhân tài ở lại làm việc cho tổ chức nếu có tính công bằng và khách quan.  

Mặc dù hiện này nhà nước quy định rất rõ về vấn đề xây dựng thang bảng lương một cách hiệu quả nhất, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ thực hiện dưới hình thức mang tính đối phó. Không mang lại tác dụng khuyến khích cho người lao động, đồng thời lợi ích của tổ chức cũng bị suy giảm theo. 

Việc xây dựng thang bảng lương nhân viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo tạo tính công bằng, nhất quán và khách quan trong công tác trả lương cho người lao động.

Đối với một doanh nghiệp không xây dựng hệ thống thang bảng lương, đặc biệt là đối với công ty phân biệt nhiều khối ngành lao động khác nhau, khi thực hiện việc trả lương chỉ có một mức lương duy nhất đối với tức cá nhân thậm chí là từng cấp bậc người lao động trong tổ chức. 

Điều này sẽ gây khó khăn cho chính bản thân người lao động khi xảy ra nhưng tranh chấp mâu thuẫn về lương. Mặt khác, theo quy định Luật Lao Động 2019 đã quy định xây dựng thang, bảng lương là một việc bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi thành lập doanh nghiệp. Chính vì những lý do đó cần lựa chọn một phương pháp xây dựng thang, bảng lương phù hợp đáp ứng những yêu cầu khách quan của tổ chức

3. Nguyên Tắc Khi Xây Dựng Bảng Lương Nhân Viên

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 người sử dụng lao động không phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước như Bộ luật 2012 đã quy định.

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương nhân viên và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

4. Những Nội Dung Cần Có Trong Bảng Lương Nhân Viên

Bảng lương nhân viên văn phòng

Bảng lương nhân viên thường có những thông tin như sau:

– Họ và tên: Tên của từng nhân viên cần được đưa vào bảng để kiểm soát và quản lý. Bạn có thể kèm theo chức vụ, cách liên lạc (email, số điện thoại,…) nếu cần thiết.

– Lương chính: Đây là cách gọi khác của lương cơ bản. Lương này chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và các khoản khác. Bạn hãy đưa mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động vào mục này nhằm đảm bảo tính pháp lý. 

– Phụ cấp: Các loại phụ cấp bao gồm 2 loại chính, đó là các phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm và các phụ cấp không yêu cầu đóng bảo hiểm. Các phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay phụ cấp khu vực, thâm niên.

Các phụ cấp không cần đóng bảo hiểm bao gồm tiền ăn, tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, nhà ở thu nhập danh nghĩa: Thụ nhập danh nghĩa chính là khoản tiền trên lý thuyết mà người lao động được hưởng khi cộng các chỉ số lương cơ bản và phụ cấp khác nhau.

– Số ngày công thực tế: Đây là chỉ số nhằm xác định thời gian thực mà người lao động làm việc và được hưởng lương theo những ngày lao động đó.

– Tổng lương thực tế: Lương thực tế hay còn hiểu cách khác đó là lương thực chưa kèm phát sinh mà nhân viên được nhận. Đây là số tiền đúng mà người nhân viên sẽ được trao tận tay nếu không có bất kỳ phát sinh gì (trích bảo hiểm, tạm ứng, …).

Lương để đóng bảo hiểm: Phần này doanh nghiệp sẽ chia ra thành từng loại bảo hiểm cần đóng bao nhiêu và trích trừ vào lương của nhân viên. Phần này sẽ giúp việc quản lý đóng bảo hiểm trở nên khoa học hơn, dễ dàng hơn và minh bạch.

– Thuế thu nhập cá nhân: Đây là phần thuế cần đóng nếu nhân viên ký hợp đồng lao động với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên.  

– Thực lĩnh: Đây là phần lương chính thức sẽ được trao tới tay người lao động trong kỳ nhận lương của họ. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương đã tính phía trên trừ đi các khoản đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và tạm ứng (nếu có).

Xem thêm:

Trên đây là những kiến thức hữu ích về bản mô tả công việc là gì để có thêm về bảng lương nhân viên. Mong rằng những chia sẻ của Kỹ Năng CB chia sẻ trong bài viết sẽ ích với các bạn!

Nếu bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng ngành nhân sự thực tế có thể tham gia các khóa học hành chính nhân sự tại các trung tâm uy tín. Tham khảo thêm bài viết: Top 03 Khóa học Hành chính nhân sự tốt nhất hiện nay

Kỹ năng C&B chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *