12 Tháng Mười Một, 2024
Mức Đóng Bảo Hiểm Cho Người Lao Động Nước Ngoài

Mức Đóng Bảo Hiểm Cho Người Lao Động Nước Ngoài

5/5 - (1 bình chọn)

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ được hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần khi có yêu cầu nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Nền kinh tế mở cửa khiến người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng. Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như thế nào? Dưới đây Kỹ Năng CB chia sẻ tất tần tật các thông tin về bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài.

1. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động nước ngoài

Tình trạng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày tăng lên so với những năm trước đây, do vậy trách nhiệm và quyền lợi của người lao động nước ngoài đã có những quy định cụ thể.

Quyền của người lao động

Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

  • Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
  • Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
  • Thông qua người sử dụng lao động.

Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

  • Đang hưởng lương hưu;
  • Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
  • Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
  • Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người lao động

  • Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
  • Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
  • Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

2. Quy định đóng bảo hiểm cho người nước ngoài mới nhất

Chế độ BHXH cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào 15/10/2018 và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với lao động nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý nhất là các quyền đóng BHXH và các chế độ cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

quy-dinh-dong-bao-hiem-cho-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai
Quy định đóng bảo hiểm cho người nước ngoài mới nhất

Tại Điều 2, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ đã quy định rõ đối tượng áp dụng Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó điều kiện để người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng BHXH như sau:

Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Lưu ý: Nếu người lao động là công dân nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên mà thuộc các trường hợp sau thì không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Pháp luật.

Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Hiện nay, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

(Mức lương cơ sở áp dụng năm 2023 như sau: Từ ngày 01/01 – 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng; Từ ngày 01/7 – 31/12/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng).

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc với người lao động nước ngoài không cao hơn 36 triệu đồng/tháng.

>>> Xem thêm: Review Khóa Học C&B (Tiền Lương Và Phúc Lợi) Tốt Nhất

3. Các loại bảo hiểm áp dụng cho lao động nước ngoài

Các loại bảo hiểm áp dụng cho lao động nước ngoài
Các loại bảo hiểm áp dụng cho lao động nước ngoài

Khi tham gia lao động tại Việt Nam thì sẽ có những khoản bảo hiểm như sau:

Thứ nhất, về bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

” 2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

Khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động nước ngoài được hưởng mọi chế độ như đối với người lao động Việt Nam gồm có: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất.

Thứ hai, về bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 43 Luật việc làm 2013, đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Mặt khác, người lao động trong luật này được hiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau:

“Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.”

Như vậy, đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba, về bảo hiểm y tế

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về phạm vi áp dụng của Luật bảo hiểm y tế 2008 như sau:

“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế”.

4. Mức đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài

Quy định mức đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tương tự như đối với người lao động Việt Nam. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động sẽ cùng đóng.

Mức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài
Mức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài

Mức đóng BHXH của người lao động

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định từ ngày 1/1/2022 NLĐ nước ngoài thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH phải đóng 8% mức tiền lương tháng tính đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất hàng tháng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 18, Quyết định 595/QĐ-BHXH, NLĐ nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng được xem là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

Do đó, NLĐ nước ngoài còn phải trích đóng vào quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lần lượt là 1,5% và 1% mức tiền lương tháng tính đóng BHXH.

Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương quy định để đóng BHXH cho người nước ngoài bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo.

Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.

Mức đóng BHXH của doanh nghiệp sử dụng người lao động

Căn cứ theo Điều 13, Nghị định 143/2018/NĐ-CP đơn vị sử dụng lao động hàng tháng trích đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động như sau:

– Người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

– Người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động như sau:

  • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất (HT-TT) từ ngày 01/01/ 2022;
  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản (ÔĐ- TS);
  • 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, khi có văn bản đề nghị giảm mức đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì người sử dụng lao động sẽ chỉ phải đóng 0,3%.

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT-TT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0,5% 3% 8% 1,5%
20,5% 9,5%
Tổng cộng 30%

Lưu ý: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

>>> Xem thêm: REVIEW Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội (Online & Offline) Tốt Nhất

5. Thủ tục và quy trình đóng bảo hiểm cho người nước ngoài

Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước. Tuy nhiên, đơn vị và người lao động cần lưu ý một số quy định đặc biệt.

Thủ tục và quy trình đóng bảo hiểm cho người nước ngoài
Thủ tục và quy trình đóng bảo hiểm cho người nước ngoài

Thủ tục đối với đơn vị sử dụng lao động

Khi phát sinh lao động nước ngoài phải đóng BHXH, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.

Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

Thủ tục đối với người lao động

Người lao động là công dân nước ngoài khi tham gia đóng BHXH sử dụng mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH.

Lưu ý, khi điền thông tin, các trường dữ liệu về họ tên, quốc gia, giới tính phải được ghi theo phiên âm quốc tế.

Hồ sơ cá nhân đính kèm là bản đã được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Hướng dẫn báo tăng BHXH cho người nước ngoài

Bước 1: Đăng ký xin cấp mã đơn vị để quản lý lao động là người nước ngoài

Bước 2: Báo tăng, báo giảm, báo điều chỉnh tham gia BHXH cho lao động là người nước ngoài

Lưu ý những trường thông tin sau:

  • Địa chỉ khai sinh: điền đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
  • Tỉ lệ đóng: Căn cứ theo khoản 1 Điều 12  Nghị quyết 68/NQ-CP;  Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021; Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH : Từ ngày 01/01/2022, đơn vị sử dụng lao động và người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam trích đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN hàng tháng trên mức tiền lương tháng

Trên đây là những chia sẻ từ Kỹ Năng CB về chế độ và mức đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Theo đó, doanh nghiệp sử dụng lao động cần căn cứ vào đối tượng, mức đóng, thủ tục… để thực hiện đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài tuân theo quy định.

>>> Xem thêm:

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *