18 Tháng Tư, 2024
thuế

Những đối tượng áp dụng tham gia đóng Bảo hiểm xã hội cần phải biết

Rate this post

Ai phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Người lao động tại Việt Nam thông thường ngầm hiểu khi tham gia vào lực lượng lao động xã hội và sau khoảng thời gian thử việc thì sẽ được doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên thực tế Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rõ ràng về những đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định, không phải chỉ riêng người lao động ký hợp đồng chính thức sau thời gian thử việc. Cùng Kỹ Năng C&B tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

»»» Xem thêm: Cách quy định của Pháp luật về Thuế thu nhập cá nhân

đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động (NLD) là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia  đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bao gồm những đối tượng như sau: vgm là gì

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động (NSDLD) với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức; dem/det

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cưo yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

»» Tham khảo: Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội Từ A – Z

2. Một số đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác

NLD là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của chính phủ.

NSDLD tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội. khóa học xuất nhập khẩu online

Tham khảo chi tiết quy định tại điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Xem thêm: 

3 thoughts on “Những đối tượng áp dụng tham gia đóng Bảo hiểm xã hội cần phải biết

  1. Em chào anh chị ạ, anh chị cho em hỏi thủ tục thay đổi Người đại diện pháp luật của công ty với BHXH với ạ, Công ty em thay đổi từ tháng 12 nhưng giờ mới thông báo thì có sao không ạ? Hồ sơ thay đổi nộp trực tuyến hay phải nộp bản giấy ạ.
    Trước giờ cty em có thuê bên dịch vụ làm BHXH nhưng giờ lại thôi chuyển về cho HCNS làm nên em đang hoang mang chưa biết bắt đầu từ đâu, nhờ anh chị giúp đỡ. Em cảm ơn ạ!

    1. Chào bạn, với câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
      Hồ sơ, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
      1. Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật mới (lưu ý thời hạn của các giấy tờ này hiện còn giá trị sử dụng);
      2. Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Riêng thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật tại Hà Nội không yêu cầu nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
      3. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
      4. Biên bản họp công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
      5. Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
      6. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
      7. Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho Công ty luậtViệt An thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Lưu ý: Khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật nếu trên đăng ký doanh nghiệp chưa có thông tin số điện thoại hoặc chưa cập nhật thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc chưa phân mã ngành theo hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân doanh nghiệp cần thực hiện, bổ sung để tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

      Số lượng hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
      02 bộ: 01 bộ nộp cơ quan đăng ký kinh doanh và 01 bộ lưu tại công ty

      Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
      03 – 05 ngày làm việc.

      Nơi nhận hồ sơ
      Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *