8 Tháng Chín, 2024
Quy trình chuyển cơ quan BHXH

Quy trình chuyển cơ quan BHXH do thay đổi địa điểm kinh doanh

Rate this post

Chuyển cơ quan BHXH sẽ được thực hiện nếu đơn vị hoạt động của bạn (trụ sở chính) thay đổi địa điểm kinh doanh.

Vậy quy trình chuyển cơ quan BHXH được thực hiện như thế nào? Gồm những thủ tục gì? Cùng Kỹ Năng CB tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

>>> Xem thêm: Các chế độ bảo hiểm xã hội là gì?

I. Căn cứ pháp lý

– Quyết định số 1259 /QĐ-BHXH về việc ban hành quy định thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội;

– Quyết định số 999 /QĐ-BHXH về việc ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.

II. Thủ tục thực hiện chuyển cơ quan BHXH quản lý

Khi công ty đã thay đổi giấy phép kinh doanh, chuyển địa điểm trụ sở thì phải tiến hành làm những thủ tục hồ sơ báo chuyển cơ quan BHXH từ nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang Cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới.

Theo công văn số 1366/BHXH-THU hướng dẫn quy trình chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:

II.1. Báo giảm và chốt sổ BHXH đối với cơ quan BHXH nơi đi

1) Báo giảm

Hồ sơ gồm có:  thực hành nghiệp vụ nhân sự thực tế

– 02 Phiếu giao nhận hồ sơ ngưng tham gia BHXH (mẫu 106);

– 01 Danh sách  tổng hợp lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS);

– 01 Bản sao Giấy phép kinh doanh;

– Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng (01 thẻ/người);

– Bản sao chứng từ nộp tiền (nếu có);

Thủ tục thực hiện chuyển cơ quan BHXH quản lý

2) Chốt sổ BHXH

  • Hồ sơ gồm có:

+ 02 Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ cũ (mẫu 301).

+ 02 Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ mới (mẫu 321).

+ Sổ Bảo hiểm xã hội (01 sổ/ người)

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan BHXH tại địa chỉ cũ (lưu ý ghi rõ tên công ty và mã đơn vị).
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ tại cơ quan BHXH: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ báo giảm và chốt sổ của doanh nghiệp.

II.2. Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi đến

  • Hồ sơ gồm có:

– Bộ hồ sơ cơ quan BHXH gửi về như ở trên (những giấy tờ khi mình nộp báo giảm);

– 02 Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 101);

– 01 Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT (mẫu 01/ĐKBB);

Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh/hoạt động;

– 01 Danh sách tổng hợp người lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS);

– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với những đối tượng tham gia BHXH lần đầu (Mẫu số TK1-TS, 01 bản/người);

– 01 bản thông báo về kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH tham gia trước đó (mẫu C12-TS).

  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH tại địa chỉ mới

>>> Xem thêm: Review khóa học quản trị nhân sự tốt nhất

Trên đây là chia sẻ về quy trình chuyển cơ quan BHXH quản lý khi thay đổi địa điểm kinh doanh của Kỹ Năng CB. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *