Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Trong bài viết dưới đây, Kỹ Năng CB sẽ hướng dẫn kê khai thuế TNCN đối với lao động có nhiều nguồn thu nhập.
>>> Xem thêm: Lưu ý với doanh nghiệp những khoản thuế không phải quyết toán
I. Quy định về chính sách thuế TNCN
– Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN:
+ Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 25 về khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công quy định như sau
“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) – Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc HĐLĐ thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.”
+ Tại Khoản 1.c Điều 9 quy định nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:
“c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi…
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc…
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.”
– Căn cứ Điểm c.2.1 khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế:
“Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện tự quyết toán thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
+ Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc trong năm và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc trong năm và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).”
Cá nhân lao động ký hợp động lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi thì tính thuế theo biểu thuế lũy tiền từng phần, gồm 07 bậc thuế với 07 mức thuế suất tương ứng từ 5% – 35%.
Căn cứ điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Căn cứ theo các quy định trên thì người nộp thuế có thu nhập từ hai nơi trở lên, đều là hợp đồng dài hạn thì được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc tại nơi người đó lựa chọn ( có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại một nơi khác với nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân).
Thuế TNCN của cá nhân đó được áp dụng theo biểu lũy tiến từng phần ở các nơi có thu nhập. Kết thúc năm, các đơn vị chi trả có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để người lao động trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Đơn vị chi trả không được nhận ủy quyền quyết toán thuế thay cho người lao động.
II. Khấu trừ thuế TNCN
Với HĐLĐ dưới 3 tháng: Điểm i, khoản 1, điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác. Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký HĐLĐ (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, điều 2 Thông tư này) hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân”.
Như vậy, người lao động có thu nhập từ nhiều nơi (thường làm việc cho 2 công ty), trong đó có nơi không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng mà có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì bị khấu trừ 10% trên thu nhập (cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi thì không được làm cam kết để tạm thời không bị khấu trừ).
III. Hồ sơ kê khai thuế
1. Đối với đơn vị chi trả
– Hàng tháng, quý khấu trừ thuế TNCN từ đồng thu nhập đầu tiên ( không có giảm trừ gia cảnh),
– Kê khai thuế theo tháng, quý với thu nhập và số thuế được khấu trừ
– Cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động nên học hành chính nhân sự ở đâu
– KHông nhận uỷ quyền quyết toán thuế TNCN cho những người lao động có thu nhập từ 2 nơi
2. Đối với cá nhân có thu nhập từ 2 nguồn
Cuối năm, cá nhân tự quyết toán theo Tờ khai 09/KK-TNCN với các chứng từ sau:
– Chứng từ xác nhận thu nhập của đơn vị chi trả
– Chứng từ khấu từ thuế do đơn vị chi trả cấp ( Nếu có )
– Chứng minh nhân dân
– Hồ sơ người phụ thuộc ( Nếu có )
– Tờ khai 09/KK-TNCN ( Phụ lục 09-1PL-TNCN, phụ lục 09-3PL-TNCN)
>>> Xem thêm: Top 03 trung tâm đào tạo Hành chính nhân sự tốt nhất hiện nay
Trên đây, Kỹ Năng CB vừa chia sẻ với các bạn nhiều thông tin hữu ích về thuế TNCN đối với các lao động có nhiều nguồn thu. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hưu ích phục vụ cho công việc của bạn.